Tôm khô, một đặc sản quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ là món ăn ngon mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè. Với hương vị thơm ngon, đậm đà và giá trị dinh dưỡng cao, tôm khô là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người dân Việt Nam từ xưa nay. Tìm hiểu chi tiết cách làm món quà đặc sản này nhé!
Bật mí nguồn gốc và quy trình sản xuất
Tôm khô được sản xuất từ những con tôm tươi ngon, trải qua quá trình sơ chế, phơi khô tỉ mỉ. Các vùng biển nổi tiếng sản xuất tôm khô ở Việt Nam như Cà Mau, Kiên Giang... đã tạo nên những sản phẩm tôm khô chất lượng cao, được nhiều người ưa chuộng.
Quy trình sản xuất tôm khô truyền thống thường được thực hiện thủ công, đảm bảo giữ nguyên hương vị tự nhiên của tôm. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều cơ sở sản xuất đã áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và sản lượng.
Quy trình sản xuất tôm khô với 7 bước:
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Bước 2: Làm chín
Bước 3: Phơi hoặc sấy khô
Bước 4: Làm sạch vỏ tôm
Bước 5: Phân loại
Bước 6: Đóng gói
Bước 7: Bảo quản
Cùng HSHĐ tìm hiểu từng bước chế biến tạo nên thành quả nhé!
Bước 1: Chọn tôm khô
Cũng là bước quan trọng nhất để tạo nên tôm khô dai ngon, ngọt thịt. Vì nó quyết định chủ yếu đến chất lượng của tôm khô.
Tôm phải chọn tươi sống, tôm tròn, mập không bị yếu hoặc gầy ốm, còn tùy theo mẻ tôm mà ta có thể chọn các loại tôm như: tôm sắt, tôm thẻ, tôm he, tôm đất…
Bước 2: Làm chín tôm
Trong quá trình luộc tôm, bước này cũng cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khi tôm sau khi khô. Trong mỗi mẻ khi luộc tầm 10kg thì sẽ cho thêm 100gr muối.
Luộc trong 20 phút đến khi tôm đã chín chuyển màu sang đỏ thì vớt ra, thấy thịt tôm đã co lại và tách hoàn toàn khỏi vỏ tôm.
Bước 3: Phơi hoặc sấy khô
Phơi khô tự nhiên ít nhất 1 lần, sấy khô ít nhất 2 lần để đảm bảo độ khô, thịt tôm cứng lại. Phụ thuộc vào nắng to nhỏ, kinh nghiệm để biết khi nào tôm đã khô lại hoàn toàn.
Bởi vì khi tôm khô quá sẽ giảm độ ngọt, còn tôm chưa khô sẽ giảm độ giòn và không bảo quản được lâu.
Bước 4: Làm sạch vỏ tôm
Sau khi tôm đã phơi khô ta thực hiện loại bỏ vỏ và đầu tôm, chỉ giữ lại phần thịt tôm. Bước này có thể làm thủ công hoặc quy mô sản xuất lớn nên dùng máy tách cho nhanh.
Bước 5: Phân loại
Hoàn thành loại bỏ vỏ và đầu tôm nên phân loại và sàng lọc lại những thành phẩm chưa đạt yêu cầu. Chỉ giữ lại những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng.
Bước này cũng có thể phân loại tôm to, tôm nhỏ trước khi đến tay khách hàng.
Bước 6: đóng gói
Sau khi hoàn tất các bước trên thì tiến hành đóng gói sản phẩm. Tùy theo các bên mà cách đóng gói sẽ khác nhau, thông thường sẽ là túi hút chân không hoặc trong hũ kín.
Bước 7: Bảo quản
Bảo quản tôm khô thường sẽ bỏ trong ngăn đông (ngăn đá) để tôm được khô ngon như lúc ban đầu. Còn để môi trường ngoài thì cần kiểm tra liên tục và mang ra phơi ngoài nắng thường xuyên hơn.
Bên trên là 7 bước trong Quy trình sản xuất tôm khô mà các xưởng hiện nay đang áp dụng, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về sản phẩm tôm khô được làm ra như thế nào nhé.
Thông thường phải từ 7-10kg tôm tươi mới cho ra 1kg tôm khô, bởi thế nên tôm khô sẽ có giá tôm khô cũng tương đối cao dao động khoảng 500.000 vnđ - 1.500.000 vnđ/1kg.
Bài viết này Hải Sản Huỳnh Đế đã cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất tôm khô hiện nay. Nếu còn băn khoăn thắc mắc về quy trình sản xuất tôm khô hãy liên hệ đến Hải Sản Huỳnh Đế qua Hotline/Zalo 086.6843.079 để được tư vấn nhé.
Đừng quên ủng hộ Hải Sản Huỳnh Đế khi bạn có nhu cầu muốn mua tôm khô nhé!